Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP TIẾP XÚC DOANH NGHIỆP TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THCS&THPT BẮC HÀ
    Được sự cho phép của Sở giáo dục và đào tạo Lào Cai và sự tài trợ kinh phí từ tổ chức AEA (Aide et Action) đơn vị triển khai các hoạt động thuộc dự án “Chương trình phát triển cộng đồng thông qua giáo dục, giai đoạn 2022-2023” tại tỉnh Lào Cai, trường PTDT Nội trú THCS&THPT Bắc Hà đã thành lập một đoàn (gồm 30 học sinh khối 11 cùng thầy Phạm Huy Dũng – Phó hiệu trưởng, cô Đặng Thị Thanh Tú – Giáo viên hướng nghiệp) đi học tập theo hình thức trải nghiệm tiếp xúc doanh nghiệp định hướng nghề nghiệp tại Sa Pa trong 2 ngày 15,16 tháng 12 năm 2022.

    Theo lịch trình di chuyển 15h30 ngày 15/12 đoàn đã có mặt tại Khách sạn Phương Nam Hotel (033 Fanxipan) được nghe chú Hải – chủ khách sạn giới thiệu về mô hình kinh doanh khách sạn, khu nghỉ dưỡng. Các bạn học sinh rất thích thú, đồng thời đặt cho chú rất nhiều câu hỏi về: các công việc có thể làm trong lĩnh vực khách sạn, yêu cầu cho các vị trí việc làm cụ thể như nhân viên lễ tân, dọn phòng, pha chế….

anh tin bai anh tin bai
Chú Hải – Chủ khách sạn đang trao đổi với các em học sinh Nội trú Bắc Hà

    Sau khi rời khách sạn, đoàn di chuyển về xã Tả Van cách trung tâm Sapa hơn chục km và dừng nghỉ tối tại Homestay Eco Green, các em được trải nghiệm cùng ăn, cùng ngủ và cùng sinh hoạt với chủ nhà. Qua phỏng vấn chủ nhà (anh Nông Văn Hiệp – sinh năm 1992) các em được a Hiệp chia sẻ quá trình đi làm thuê từ lúc thanh niên đã trải qua rất nhiều các công việc như phục vụ khách sạn, xe ôm, bán hàng…. học thêm các kiến thức về chế biến thức ăn, tiếng Anh…. sau 13 năm anh đã tích lũy được ít vốn và kinh nghiệm để mở Homestay hiện tại.  Qua trải nghiệm dịch vụ Homestay em Hoàng Diệu Linh (lớp 11A) nhận xét: “Loại hình du lịch Homestay chính là cầu nối rất tốt giúp mở rộng mối quan hệ; trau dồi thêm vốn hiểu biết về nét đẹp cuộc sống; đôi khi bạn sẽ còn biết thêm nhiều vốn ngoại ngữ và tăng khả năng giao tiếp; biết cách kết nối với cộng đồng”. 
Đến sáng ngày 16/12 nhờ sự kết nối của bạn Trang – cán bộ tổ chức AEA, đoàn đã đến tham quan cơ sở trưng bày sản phẩm thêu truyền thống ở xã Tả Van, được chị Lan – chủ cơ sở giới thiệu mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống của người dân bản địa, sản phẩm của cơ sở chủ yếu được làm tại nhà để người dân vừa kết hợp công việc gia đình vừa tăng thêm nguồn thu nhập, ngoài ra cơ sở còn kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm cho khách được trực tiếp làm các sản phẩm truyền thống tại các hộ dân thu hút được rất nhiều khách du lịch. Qua chia sẻ của chị Lan từ hai bàn tay trắng xây dựng nên cơ sở như hiện nay các em học sinh rất khâm phục sự nỗ lực của chị và hứa sẽ cố gắng hơn trong học tập, đồng thời đã có một số định hướng trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc mình tại quê hương Bắc Hà.

anh tin bai anh tin bai

Hình ảnh phỏng vấn, trao đổi về dịch vụ Homestay và bảo tồn văn hóa dân tộc tại xã Tả Van.

    Sau đó, đoàn di chuyển đến Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Tại trung tâm các em học sinh được chú Năm – Phó giám đốc trung tâm giới thiệu về toàn cảnh Vườn Quốc gia Hoàng Liên, sự đa dạng của hệ động, thực vật trong đó có rất nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách Đỏ. Có bạn đặt câu hỏi rất thú vị cho chú Năm: Cháu cần có điều kiện gì để được làm việc trong trung tâm ạ? Chú Năm nhiệt tình giới thiệu cho các bạn học sinh các vị trí việc làm trong Vườn Quốc gia, yêu cầu của từng vị trí để các em có định hướng trong tương lai. Ngay sau đó các em học sinh được trải nghiệm thăm quan các sinh vật hiện tại đang được cứu hộ, bảo tồn tại trung tâm. Có rất nhiều các loài động vật hoang dã quý hiếm như: Khỉ mặt đỏ, gấu ngựa, gấu chó, gà lôi trắng, rùa cá sấu….; thực vật có khoảng 105 loài như: cây Bảy lá một hoa, cây Thông đỏ, cây Sâm vũ, Lan Sứa Sa Pa, Lan Môi dày Sa Pa….

anh tin bai anh tin bai
anh tin bai anh tin bai

 Hình ảnh tham quan, học tập tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

    Cuối buổi chiều đoàn di chuyển về Bắc Hà, kết thúc chuyến tham quan, học tập trải nghiệm tiếp xúc doanh nghiệp định hướng nghề nghiệp tại Sa Pa đảm bảo an toàn và tiết kiệm.
    Qua hoạt động trải nghiệm thực tế tại Sa Pa các em đã có những kiến thức ban đầu về một số ngành nghề như dịch vụ du lịch, bảo tồn và phát triển sinh vật, bảo tồn bản sắc văn hóa địa phương….. cũng như hình thành thêm một số kĩ năng như hoạt động nhóm, kỹ năng thuyết trình vấn đề và nhiều kĩ năng mềm cần thiết khác. Những  trải nghiệm thực tế cũng là bước đầu để học sinh có những định hướng nghề nghiệp cho bản thân.
Nhà trường mong muốn qua hoạt động này các em có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp trong tương lai và hạnh phúc với nghề đã chọn, có những định hướng phát triển kinh tế gia đình khi trở về địa phương.

                                                                                                                                                                                                 Tác giả: Đặng Thị Thanh Tú

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image