Hội thảo chuyên đề "Nhà giáo Lào Cai trong thời kỳ đổi mới, hội nhập"
Sinh hoạt chuyên môn
chủ đề: “Nhà giáo Lào Cai
trong thời kỳ đổi mới, hội nhập”
Thực hiện công văn số
1691/SGD&ĐT-GDTrH ngày 22/10/2018 của Sở GD&ĐT về tổ chức sinh hoạt
chuyên môn với chủ đề: “Nhà giáo Lào Cai trong thời kỳ đổi mới, hội nhập”, ngày 15 tháng 11 năm 2018, trường
PTDT Nội Trú THCS và THPT Bắc Hà đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn cấp
trường.
Buổi hội thảo đã được diễn ra
với sự góp mặt của toàn thể các cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường
dưới sự chủ trì của nhà giáo Vũ Văn Đích – Phó Bí thư chi bộ - Phó hiệu trưởng
nhà trường. Buổi sinh hoạt chuyên môn đã được tiến hành với hai chuyên đề chính
là: Nhà giáo với phương pháp giáo dục
trong thời kỳ hội nhập; vai trò của nhà giáo trong dạy học tích cực và giáo dục
kỷ luật tích cực.
Sau phần phát biểu khai mạc của nhà
giáo Vũ Văn Đích là nội dung tham luận do các đồng chí tổ trưởng - đại diện các
tổ chuyên môn và tổ công tác trình bày. Ở chuyên đề thứ nhất: “Nhà giáo với phương
pháp giáo dục trong thời kỳ hội nhập” đã được cụ thể hóa bằng hai bản tham luận
của đồng chí Vàng Thị Hạnh – Tổ phó
tổ Văn-Sử-Địa-GDCD tập trung vào “Công tác Ôn thi THPT quốc gia” và đồng chí Vũ
Thành Thông - Tổ trưởng tổ Sinh-Hóa tập trung vào việc “Đổi mới phương pháp gắn
với vận dụng mô hình THM vào giảng dạy bậc học THPT”. Tham luận đã phân tích, tập trung
vào các biện pháp, giải pháp nhằm đổi mới phương pháp ôn tập, nâng cao chất
lượng của khối THPT cụ thể như:
Về
công tác ôn thi THPT Quốc gia cần xây dựng kế hoạch ôn tập phù hợp với đối
tượng học sinh, yêu cầu cần đạt về kiến thức và kĩ năng với từng đối tượng và
kế hoạch cần được chia thành các giai đoạn, đủ chương trình 3 khối phân chia
theo đúng tỉ lệ % câu hỏi; sau mỗi chuyên đề có kiểm tra khảo sát đánh giá chất
lượng ôn tập; Định hướng cho học sinh không học tủ,
không được bỏ nội dung trong sách giáo khoa và bài tập thuộc chương trình lớp
12; Thay vì tư duy phân tích dữ kiện là tối quan trọng ở cách thi tự luận, với
thi trắc nghiệm thì việc phân tích phương án là hết sức quan trọng. Bởi nếu
biết cách phân tích, nhiều câu hỏi học sinh có thể tìm ra được đáp án nhờ kết
hợp phương pháp loại trừ đáp án nhiễu; Sau mỗi
phần giảng dạy giáo viên phải có hệ thống bài tập giao về nhà cụ thể cho từng
đối tượng học sinh và tiến hành kiểm tra việc hoàn thành bài tập của học sinh.
Đối với việc Đổi mới phương
pháp gắn với vận dụng mô hình THM vào giảng dạy bậc học THPT, Hội
thảo cũng đã thống nhất: Cách thức xây dựng một KHDH của tiết học theo hình
mới: 5 hoạt động (những điểm cần chú ý khi xây dựng). Cần tập trung vào hoạt
động của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, có thể áp dụng được nhiều KTDH
tích cực vào giảng dạy; Điều hành, định hướng các hoạt động học của học sinh.
Cần tập trung, đa dạng các hình thức, hoạt động của học sinh. Ý kiến đóng góp:
Cần tập trung chủ yếu vào hoạt động cá nhân, cặp đôi, và học sinh luôn phiên
thực hiện các hoạt động trong nhóm, không quá tập trung vào hoạt động của cá
nhân tích cực.
Ở chuyên đề thứ hai: “vai trò của
nhà giáo trong dạy học tích cực và giáo dục kỷ luật tích cực” cũng được bàn
bạc, phân tích và đưa ra các giải pháp, biện pháp trong phần chia sẻ của đồng
chí Nguyễn Ngọc Sáng- Tổ trưởng tổ
QLHSNT về “Biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động quản lý ký túc xá” và ý kiến của đồng chí Đỗ Thị Bích Liên - Tổ
phó tổ chủ nhiệm về “Vai trò của giáo viên chủ nhiệm và tổ chủ nhiệm trong dạy
học tích cực và giáo dục kỷ luật tích cực”.
Bên cạnh việc đưa ra những kết quả
của hoạt động KTX nhà trường trong năm học 2017 – 2018 và đầu năm học đến nay.
Có nhiều kết quả đạt được, phân tích vị trí vai trò, nâng cao hoạt động KTX
trong nhà trường, các đồng chí tham gia hội thảo cũng khẳng định cần tập trung
vào một số các biện pháp, giải pháp như: Bàn giao học sinh nội trú cho gia đình trước,
sau ngày nghỉ, kỳ nghỉ; Phải
giáo dục các em học sinh năng lực tự quản, chủ động tự học, tự chăm sóc bản
thân, có tính cộng đồng cao và nắm chắc kiến thức cơ bản để học lên hay trở về
địa phương tham gia vào việc xây dựng quê hương; Công
tác tự bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà
giáo trong đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên; Việc tổ chức hướng dẫn học sinh tự quản trong các hoạt động nội
trú nhằm đảm bảo an ninh, an toàn; thực hiện kỷ
cương, nền nếp, bảo đảm an ninh, an toàn trường học; Xây dựng nề nếp thời gian biểu hoạt
động khép kín trong một ngày.
Về vai trò của giáo viên chủ nhiệm và tổ chủ nhiệm trong
dạy học tích cực và giáo dục kỷ luật tích cực. Hội thảo đã nhất trí cao với quan
điểm: Giáo viên
chủ nhiệm cần tạo môi trường học tập thân thiện và phong phú, linh hoạt tổ chức
lớp học, có thể trong lớp học, ngoài lớp học, ngoài sân trường, thiên nhiên...; Hướng dẫn cho
các em học sinh cách học, có thể Kèm cặp hoặc hướng dẫn cho các
em ngoài giờ học chính khóa, giúp các em có những phản hồi tạo đà
thức đẩy và điều chỉnh nếu cần thiết.
Buổi sinh hoạt chuyên môn với chủ đề: “Nhà giáo Lào Cai
trong thời kỳ đổi mới, hội nhập” của
trường PTDT Nội Trú THCS và THPT Bắc Hà đã
thành công tốt đẹp. Đây là một hoạt
động thiết thực, tạo cơ hội để để mỗi cán bộ, giáo viên được phát huy
khả năng sáng tạo, đóng góp sáng kiến nâng cao chất lượng giáo dục nhằm cao chất lượng dạy học phù hợp với học
sinh dân tộc nội trú.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI BUỔI SINH HOẠT
CHUYÊN MÔN

Nhà giáo Vũ Văn Đích-Phó hiệu trưởng
nhà trường - Phát biểu khai mạc hội thảo

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Sáng - Tổ trưởng
tổ QLHSNT
trình bày tham luận tại hội thảo

Thầy giáo Vũ Thành Thông- Tổ trưởng tổ
Sinh Hóa - trình bày tham luận tại hội thảo
Người viết
Đoàn Kiên Trung - Tổ trưởng tổ Toán-Lý-MT.